Một dạng chăn nuôi đa cấp
Qua khảo sát, riêng xã Giao An, huyện Giao Thủy, Nam Định hiện đã có hơn 100 hộ nuôi chồn nhung nhưng lại không theo kỹ thuật thông thường, mà theo một bản hợp đồng có điều kiện.Nội dung chính là bên A (chủ mô hình) bán cho bên B (người nuôi) số lượng chồn giống bố mẹ, trị giá 4 triệu đồng/đôi.
Người nuôi có trách nhiệm đầu tư làm chuồng trại, tổ chức nuôi, chăm sóc cho chồn mẹ sinh sản. Khi chồn con đạt trọng lượng 4,7 lạng/con, bên A, chủ mô hình cam kết sẽ mua lại toàn bộ với giá 1 triệu đồng/con. Thời gian nuôi chỉ kéo dài trong 2 năm 4 tháng. Hết thời gian này người nuôi buộc phải hủy bỏ (giết) đàn chồn bố mẹ đang nuôi để làm thức ăn.
Theo tính toán của một số hộ dân tham gia bản hợp đồng này thì mỗi năm có thể mang tới lợi nhuận cả trăm triệu đồng.
Tuy nhiên trên thực tế, việc nuôi chồn để bán thương phẩm rất khó thực hiện, bởi nhu cầu về loại thực phẩm này trên thực tế không nhiều. Bất thường khác là giá chồn giống ngoài thị trường hiện chỉ ở mức vài trăm ngàn đồng một đôi.
Cần nghiên cứu kỹ khi nhận nuôi chồn nhung đen
Trước thực tế này, cục Chăn nuôi, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa chính thức có công văn số 1377gửi sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn các địa phương về việc kiểm soát và phát tán chồn nhung đen.
Bùng phát nuôi chim yến trong khu dân cư
Dân đua nhau phá vườn, đào ao nuôi tôm trái phép
Cục chăn nuôi nói gì về thần dược tạo nạc ?
Liên kết cứu người chăn nuôi
Nên đọc

Theo công văn, chồn nhung đen người dân đang nuôi hiện nay chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn báo cáo về Bộ. Điều này chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen, ngoài ra cũng chưa có căn cứ để kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.

Đề phòng các rủi ro và tác hại từ việc chăn nuôi chồn nhung đen, cục Chăn nuôi đề nghị các sở, địa phương cần tuyên truyền cho người dân hiểu được mặt tiêu cực từ việc tự phát nuôi chồn nhung đen khi chưa có kết quả khảo nghiệm của cơ quan chuyên môn là tiềm ẩn rủi ro, vì vậy chưa phát tán rộng rãi.
Bên cạnh đó, các địa phương cần chỉ đạo các ban ngành liên quan tăng cường kiểm tra, hạn chế việc tự phát của người dân trong việc nuôi chồn nhung đen. Đồng thời theo dõi, phát hiện các rủi ro về bệnh dịch và sự tác hại của chồn nhung đen báo về Cục Chăn nuôi để phối hợp xử lý.
Nguồn: Tin Mới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *