Nuôi lươn tại nhà đang là mô hình chăn nuôi lợi nhuận cao được nhiều bà con lựa chọn. Để giúp lươn nhanh lớn thì bạn hãy áp dụng những kỹ thuật nuôi lươn tại nhà hiệu quả sau đây. 

Lươn là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng vì nhu cầu của thị trường ngày một cao trong khi nguồn lươn tự nhiên không đủ đáp ứng nên nuôi lươn đã trở thành nghề tiềm năng tại nước ta hiện nay. Nếu bạn muốn nuôi lươn nhưng lại chưa nắm được những kỹ thuật nuôi lươn tại nhà thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Channuoi.edu.vn sẽ chia sẻ cho bạn cách nuôi lươn chuẩn xác giúp lươn nhanh lớn.

Kỹ thuật nuôi lươn tại nhà
Nuôi lươn mang lại kinh tế cao.

Xem thêm bài viết: Kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm hiệu quả nhất 2025.

Những kỹ thuật nuôi lươn tại nhà hiệu quả

Chính nhờ ưu điểm là không tốn nhiều chi phí đầu tư, giá thu mua tốt nên càng ngày nhiều bà con đã chuyển sang mô hình nuôi lươn tại nhà. Nhưng trước khi tiến hành nuôi thì bạn cần nắm vững những kỹ thuật nuôi lươn tại nhà chuẩn xác dưới đây nhé: 

Kỹ thuật xây bồn nuôi lươn

Kỹ thuật nuôi lươn tại nhà đầu tiên mà các bạn cần nắm được đó chính là kỹ thuật xây bồn nuôi lươn. Theo đó, khi làm bồn nuôi lươn thì nên chọn khu vực đất cao ráo, kín gió với nguồn nước có chất lượng tốt nhất.

Khi xây bồn nuôi lươn thì bà con chỉ cần xây một bồn chứa có diện tích từ 10 – 30m2, chiều cao mỗi bồn khoảng 1 – 1,3m và dùng bạt nilon không thấm nước phủ lên trên là hoàn tất. Sau khi xây dựng bồn nuôi cơ bản thì chúng ta hãy đổ đất vào bồn và lưu ý là đất chỉ chiếm 1/2 – 2/3 diện tích để lươn có nơi cư trú. 

Kỹ thuật nuôi lươn tại nhà
Kỹ thuật làm bồn nuôi lươn tại nhà.

Tiếp đến, bạn hãy đổ nước với chiều sâu khoảng 20 – 30cm là hợp lý, không nên để nước sâu sẽ ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng của lươn. Bên cạnh đó bạn cũng nên thả thêm các khóm bèo, lục bình để lươn chui rúc thì loài động vật này thường thích những chỗ tối, ít sáng. 

Kỹ thuật chọn giống lươn

Chọn giống cũng là một trong những kỹ thuật nuôi lươn tại nhà vô cùng quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của lươn. Khi chọn lươn giống thì bà con nên chọn những con lươn giống có màu vàng sẫm, mình trơn tuột, có nhớt nhưng không bịt sứt sẹo gì. Đây chính là loại lươn có khả năng phát triển tốt nhất.

Sau khi chọn được giống thì người nuôi cần chú ý đến kích thước của lươn giống phải đồng đều, trọng lượng khoảng 50 con/1kg là tốt nhất, có thể thả giống được. Ngoài ra, bạn nên thả nuôi với mật độ khoảng 45 con/ 1m2 là hợp lý.

Kỹ thuật cho lươn ăn

Thức ăn của lươn sống trong tự nhiên thường là các loại cua, ốc, cá nhỏ… nhưng khi đưa vào nuôi trồng thì bà con nên kết hợp giữa thức ăn tươi sống tự nhiên và thức ăn công nghiệp theo tỷ lệ 70:30 (trong đó 70 % là thức ăn tươi sống, còn 30 % là thức ăn công nghiệp).

Kỹ thuật nuôi lươn tại nhà
Cách nuôi lươn nhanh lớn.

Kỹ thuật nuôi lươn tại nhà khi cho ăn đó là trong tuần đầu tiên, bạn chỉ nên cho lươn ăn giun đất và ăn vào buổi tối. Sau khi lươn đã quen với điều kiện nuôi thả thì có thể cho lươn ăn 2 bữa/ngày và bổ sung các loại thức ăn khác nhau như cá, ốc, cua… được nghiên nhỏ.

Nhằm tăng sức đề kháng cho lươn thì trong quá trình cho ăn, bà con có thể trộn men tiêu hóa, vitamin C vào thức ăn. Lưu ý là chỉ cho lươn ăn với lượng thức ăn phù hợp, không cho ăn quá nhiều, tránh việc lươn ăn không hết đọng lại trong nước sẽ làm ô nhiễm môi trường môi trường nước, tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở lươn. 

Kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh khi nuôi lươn tại nhà

Để lươn có thể phát triển khỏe mạnh, ít bị bệnh và nhanh lớn thì các bạn cần phải thực hiện nghiêm ngặt những kỹ thuật nuôi lươn tại nhà dưới đây:

  • Nhằm giúp lươn có thể thích nghi với môi trường sống mới thì người nuôi nên thả lươn giống trong bể dưỡng vài ngày rồi mới thả vào bể nuôi. Sau đó, chờ lươn ổn định rồi mới bắt đầu cho ăn.
  • Bởi vì lươn không thể sống trong môi trường ô nhiễm nên bà con chú ý cứ cách 1 – 2 ngày là phải tiến hành thay nước trong bể. Kỹ thuật nuôi lươn tại nhà là không cần thay hoàn toàn nước trong bể mà chỉ cần thay khoảng 80 % để môi trường trong bể nuôi được ổn định và điều hòa.
Kỹ thuật nuôi lươn tại nhà
Kỹ thuật nuôi lươn tại nhà hiệu quả.
  • Bên cạnh đó, cứ khoảng 10 ngày 1 lần thì bạn hòa vôi bột với nước (khoảng 10 – 20g/ 1m3 nước) để làm sạch bể nuôi rồi mới bắt đầu bơm nước này vào bể.
  • Khi mới thả lươn vào bể nuôi, nếu thấy lươn ra nhiều nhớt bất thường, có biểu hiện oằn mình hay ngoi đầu lên khỏi mặt nước thì đó là biểu hiện lươn đang bị sốc môi trường. Cần phải xử lý kịp thời để tránh việc lươn sẽ bị xuất huyết và chết.
  • Ngoài ra, lươn rất dễ nhiễm bệnh nên bà con cần chú ý quan sát mỗi ngày và nếu phát hiện những con bệnh thì cần tách ra nhanh chóng để tránh lây lan cho cả đàn. 
  • Lưu ý là bể nuôi lươn sau khi thu hoạch thì phải rút cạn nước và vớt bớt đất trong bể ra ngoài, khử trùng cho bể rồi mới bắt đầu nuôi tiếp đợt sau.

Nhìn chung thì lươn là giống vật nuôi năng suất, có giá trị kinh tế cao và quy trình chăn nuôi không quá khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, để đạt được thành công trong việc nuôi lươn thì các bạn cần nắm chắc những kỹ thuật nuôi lươn tại nhà mà channuoi.edu đã hướng dẫn bên trên nhé. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *