Để có một vườn cau sai trái, quả đẹp thì việc trồng và chăm sóc đúng cách là điều rất quan trọng. Những kỹ thuật trồng cau lấy quả dưới đây sẽ giúp bạn có vườn cau năng suất như mong muốn.
Không chỉ là một loại cây làm cảnh quen thuộc mà cây cau còn là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Nhưng làm cách nào để có được một vườn cau sai quả với chất lượng tốt nhất? Bài viết này channuoi.edu.vn sẽ chia sẻ những kỹ thuật trồng cau lấy quả hiệu quả nhất, giúp người nông dân có một vườn cau xanh tốt và ra quả quanh năm.
Xem thêm: Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Xoài Giúp Nhà Nông Tăng Năng Suất.
Đặc điểm sinh lí của cây cau
Trước khi tham khảo kỹ thuật trồng cau lấy quả thì chúng ta hãy dành thời gian để tìm hiểu về đặc điểm sinh lý của loại cây này nhé:
- Tốc độ sinh trưởng: Cây cau có tốc độ sinh trưởng chậm, thường ra quả sau 4 – 5 năm trồng. Tuy phát triển chậm nhưng cau lại là loại cây có tuổi thọ cao và cho quả ổn định trong nhiều năm.
- Khả năng thích nghi: Cau có khả năng thích nghi tốt với cả môi trường ẩm ướt và khô hạn, có thể sinh trưởng ở nhiều vùng miền khác nhau.
- Nhu cầu ánh sáng: Cau là loại cây ưa sáng, cần nhiều ánh nắng để quang hợp và phát triển quả. Nhưng trong giai đoạn còn nhỏ thì cần che chắn cẩn thận để tránh ánh nắng quá gắt có thể gây hại cho cây.
- Nước tưới: Cau có khả năng chịu hạn tốt, nhưng để đạt năng suất cao thì cần đảm bảo cung cấp đủ nước, nhất là khi thời tiết khô hạn kéo dài.
- Đất trồng: Cau không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng cần đảm bảo đất thoát nước tốt để tránh ngập úng gây thối rễ.
- Sâu bệnh: Cau ít bị sâu bệnh tấn công nhưng cần chú ý phòng ngừa các loài sâu bệnh như sâu đục thân, rệp sáp, bọ… để cây có thể phát triển tốt.
Tổng hợp kỹ thuật trồng cau lấy quả năng suất cao
Ngay sau đây, chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật trồng cau lấy quả với các giai đoạn: chọn giống, chuẩn bị đất và trồng cây, chăm sóc để bà con tham khảo, áp dụng.
Kỹ thuật chọn giống cây cau
Chọn giống là một khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng cau lấy quả có quyết định rất lớn đến năng suất và chất lượng của cây. Theo đó, để có một vườn cau phát triển tốt và sai quả thì bà con hãy chú ý chọn những giống cau khỏe mạnh, có năng suất cao, phù hợp với khí hậu, đất đai tại địa phương và khả năng chịu sâu bệnh tốt.
Chuẩn bị đất trồng cau
Trước khi tiến hành trồng cau thì các bạn cần chuẩn bị đất và hố trồng thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì đất trồng cau phải tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng gây thối rễ cây.
Ngoài ra, kỹ thuật trồng cau lấy quả cũng yêu cầu đất phải có độ ẩm vừa phải và giàu dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Thêm nữa, đất phải có độ sâu phù hợp để giúp rễ cây phát triển mạnh mẽ và giữ vững cây trong suốt quá trình sinh trưởng.
Kỹ thuật trồng cau chính xác
Trước khi trồng cau thì bà con cần phải đào hố trồng hình vuông với kích thước chiều rộng 70 cm x chiều sâu 70 cm, khoảng cách giữa các hố từ 1,7 – 2m. Mật độ trồng hợp lý là khoảng 60 – 70 cây/sào để đảm bảo cây nhận được đủ nắng, gió và tán lá sinh trưởng tốt.
Với kỹ thuật trồng cau lấy quả này thì cây sẽ cho năng suất cao và phát triển bền vững. Ngoài ra, để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh, héo xanh, hay héo rũ thì các bạn có thể bón 0,5-1kg Ben sol V cho mỗi gốc cau. Điều này vừa giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây mà còn giúp nâng cao độ pH và bẻ gãy các loại thuốc bải vệ thực vật tồn dư trong đất lâu ngày.
Bên cạnh việc thực hiện đúng kỹ thuật trồng cau lấy trái thì các bạn nên chọn thời điểm thích hợp để trồng cây. Cụ thể là nên trồng cau vào mùa mưa, khi khí hậu mát mẻ và độ ẩm cao hoặc trồng vào cuối thu khi cây giống nảy 2 – 3 lá mầm để cây có thể bén rễ mạnh trong mùa xuân.
Kỹ thuật chăm sóc cây cau
Cau là giống cây dễ trồng nhưng để cây phát triển tối đa và cho năng suất cao thì ngoài việc nắm được kỹ thuật trồng cau lấy trái thì bà con cũng cần có kỹ thuật chăm sóc đúng cách.
Theo đó, kỹ thuật trồng cau lấy quả thì vào thời tiết nắng nóng, các bạn cũng cần cung cấp đủ nước và bón phân thường xuyên. Đồng thời, người nông dân cũng cần chú ý làm cỏ để cây cho trái đúng thời vụ và phòng ngừa được các bệnh thường gặp ở cây cau như: bọ xanh bọ nẹt, sâu cuốn lá, rầy, nhện… tấn công làm cây bị suy giảm sức sống.
Tuy rằng trồng cau sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với nhiều loại cây khác nhưng bù lại thì việc chăm sóc cây cũng không quá vất vả mà nguồn thu cũng ổn định. Do đó mà người nông dân có thể lựa chọn và áp dụng những kỹ thuật trồng cau lấy quả mà channuoi.edu.vn vừa chia sẻ để tăng thêm thu nhập cho mình nhé.