Trồng và chăm sóc sầu riêng đúng kỹ thuật sẽ mang lại vụ mùa bội thu. Vậy bà con đã nắm được kỹ thuật trồng sầu riêng mới nhất và chính xác nhất hay chưa?
Sầu riêng là loại cây ăn trái rất được yêu thích tại các nước Đông Nam Á và giá trị kinh tế mang lại cho người dân cực kỳ cao. Tuy nhiên, nếu muốn thu hoạch được những vụ mùa sầu riêng thành công, đạt năng suất cao thì cần phải có kỹ thuật trồng sầu riêng và chăm sóc hiệu quả. Hiểu được điều này thì trong nội dung hôm nay, channuoi.edu.vn sẽ chia sẻ kỹ thuật trồng sầu riêng đúng cách nhất để bà con tham khảo.
Xem thêm: Cheo cheo là con gì? Kỹ thuật nuôi cheo cheo thành công 100%.
Kỹ thuật trồng sầu riêng cụ thể
Nhằm để sầu riêng có thể ra hoa đậu trái nhiều thì người nông dân cần phải nắm được những kỹ thuật trồng sầu riêng và chăm sóc theo từng giai đoạn cụ thể sau đây:
Kỹ thuật chọn giống
Có một điều mà bạn cần biết đó là sầu riêng là loại cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng và gió nên nếu trồng bằng hạt thì hiệu quả sẽ không cao. Chính vì vậy mà kỹ thuật trồng sầu riêng đầu tiên bạn cần biết đó là chỉ trồng cây bằng cây ghép mắt hoặc là ghép cành.
Bà con có thể mua giống sầu riêng tại các vườn ươm uy tín và cây phải phát triển khỏe mạnh, không có dịch bệnh. Lưu ý là nên trồng ít nhất 2 giống trong vườn để tạo điều kiện cho sự thụ phấn chéo giúp cây đậu trái năng suất hơn.
Chuẩn bị vườn trồng sầu riêng
Vườn trồng sầu riêng cũng là một yếu tố cần chú ý trong kỹ thuật trồng sầu riêng. Theo đó, vườn trồng sầu riêng phải thông thoáng, có hệ thống thoát nước tốt để phòng ngừa tình trạng ngập úng vào mùa mưa. Đồng thời cần phải có biện pháp chống xói mòn tốt để giữ độ phì cho đất.
Thời vụ và khoảng cách trồng sầu riêng
Theo lời khuyên của các chuyên gia thì thời vụ thích hợp nhất để trồng sầu riêng là khi bắt đầu mùa mưa, vào cuối tháng 6 – đầu tháng 7. Kỹ thuật trồng sầu riêng chính xác là bạn phải có khoảng cách trồng hợp lý, đảm bảo vườn thông thoáng, cây có không gian để phát triển mạnh mẽ, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng sầu riêng chuẩn xác
Về cơ bản thì quy cách trồng cây sầu riêng không quá phức tạp nhưng để cây có điều kiện phát triển tốt nhất thì các bạn cần áp dụng kỹ thuật trồng sầu riêng chính xác như sau:
Chuẩn bị đất và đào hố trồng sầu riêng
Việc xử lý đất trồng là quy trình quan trọng mà bà con cần đặc biệt chú ý vì đây là giai đoạn đưa cây con vào đất nên khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của rễ con còn hạn chế. Để cây được phát triển tốt nhất thì bạn cần chú ý kỹ thuật trồng sầu riêng như sau:
- Đào hố trồng sầu riêng với kích thước 0,6m x 0,6m x 0,6 m. Nếu đất trồng xấu thì có thể đào 0,7m. Sau đó, chúng ta cho 0,5 – 1kg vôi vào hố để xử lý một số côn trùng và nấm bệnh trong đất.
- Sau khi xử lý hố trồng khoảng 1 tháng: Người nông dân cần bón lót hỗn hợp phân bón gồm 30 kg phân chuồng hoai mục + 200g NPK (15:15:15) + đất mặt được đào từ hố trồng với lượng vừa đủ để khi lấp lại và 15 ngày sau tiến hành đặt cây con
Kỹ thuật trồng cây con vào hố
Các bước trong kỹ thuật trồng sầu riêng được tiến hành cụ thể theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Bà con đảo phân bón có ở trong hố trồng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong để cho phân được rải đều khắp hố.
- Bước 2: Tiến hành tạo điểm đặt cây sầu riêng ở trong hố trồng, tùy theo kích thước của bầu để tạo hố sao cho phù hợp. Ở giữa hố trồng, chúng ta đào một lỗ sâu khoảng 20cm, có đường kính lớn hơn bầu ươm 1 – 2cm.
- Bước 3: Đặt bầu cây giống vào hố trồng rồi lấp đất thật kỹ. Các bạn nhớ nén chặt đất để khi tưới nước sẽ không bị trôi đất và rễ được bám chặt vào. Kỹ thuật trồng sầu riêng chính xác là nên trồng cây ngang bằng với mặt hố để tránh ngập úng.
- Bước 4: Sau khi trồng xong thì bạn hãy cắm cọc để giữ cho cây không bị lung lay làm ảnh hưởng đến rễ non của cây. Sau đó dùng dây cột lại để cố định cây.
- Bước 5: Lúc này, bạn hãy tưới nước cho cây sầu riêng, lưu ý là nên tưới lượng nước vừa đủ, không nên tưới quá nhiều để tránh úng cây.
- Bước 6: Cuối cùng, dùng lưới che nắng cho cây con mới trồng (không che quá 50% ánh sáng mặt trời) và đồng thời dùng rơm, cỏ khô ủ gốc để giữ ẩm cho cây.
Chăm sóc cây sầu riêng
Sau khi trồng xong thì tùy từng giai đoạn mà cách chăm sóc cây sầu riêng sẽ có sự khác nhau cụ thể như sau:
- Giai đoạn cây con: Bà con nên tưới nước với lượng nước phù hợp để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây mạnh khoẻ nhanh. Nếu trồng vào mùa mưa thì nên hạn chế tưới để tránh gây ngập úng, thối rễ.
- Giai đoạn cây bắt đầu ra hoa: Trong thời điểm này, bạn cần dừng tưới nước và chỉ tưới lại khi mắt cua ra hoàn chỉnh.
- Giai đoạn cây cho quả: Lúc này, bạn hãy tưới với lượng nước tăng dần đến mức bình thường để giúp quả phát triển tốt, chất lượng cao. Nếu không cung cấp đủ độ ẩm thì cây sẽ bị rụng trái, làm giảm năng suất.
- Tuy nhiên, trong giai đoạn trước thu hoạch 20 ngày cần ngưng tưới để hạn chế cây ra chồi non giúp giảm tỷ lệ quả bị sượng.
Nếu như quý bà con nông dân đang có ý định trồng và canh tác sầu riêng thì những kỹ thuật trồng sầu riêng này sẽ là kiến thức cực kỳ quan trọng và hữu ích. Việc trồng và chú ý chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sầu riêng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho bạn rất cao so với nhiều loại cây trồng khác.