Gà con vừa mới nở ra khỏi vỏ không nên cho xuống ổ ngay mà phải để trong máy ấp hay ổ ấp 24 giờ cho khô lông thì mới được đem xuống.

A/. KỸ THUẬT ƯƠM GÀ:

 

1. Xuống ổ gà con:

 

Gà con vừa mới nở ra khỏi vỏ không nên cho xuống ổ ngay mà phải để trong máy ấp hay ổ ấp 24 giờ cho khô lông thì mới được đem xuống.

 

2. Chọn gà con:

 

– Nếu đi mua gà bán ở chợ hay lò ấp thì không nên chọn mua những con gà nguội hay gà cù là những con gà còn lại đèo đẹt, nhẹ cân, mập nước, gà còn lại quá 2 -3 ngày người bán không chăm sóc, không cho uống nước nên sự trao đổi chất bên trong bị giới hạn hoặc cho ăn quá sớm gà con còn noãn hoàng không tiêu hóa thức ăn được nên dễ dẫn đến trĩn đít.

 

– Chọn gà mới nở phải chọn những con gà nhanh nhẹn và đều nhau. Da chân săn, mình đầy lông, còn bụi lông tơ dính vào chân. Loại bỏ những con có tật như đầu không sọ, không lông, mù mắt, mỏ chèo, chân què, chân cao chân thấp, bụng mềm căng đầy nước, da bụng mỏng lộ cả ruột bên trong, có vòng đen quanh rốn, chưa phát triển lông vùng bụng, cánh chéo hoặc sệ.

 

– Gà con trên 1 tuần tuổi thường cắn mổ lẫn nhau có thể do thiếu dinh dưỡng, thiếu chất, lượng nhốt ở mật độ quá chật, ánh đèn quá chói mắt gà. Nên dùng kềm cắt 1/3 mỏ trên, gà đã cắt mỏ vẫn ăn uống bình thường nên dùng xanh Methylen sát trùng mỏ để tránh bị nhiễm trùng.

 

 

 

3. Cách cho ăn:

 

– Gà mới nở không cho ăn liền nên để khoảng 48 giờ sau thì mới tập cho gà ăn vì trong bụng của gà con còn túi trứng noãn hoàng có thể nuôi sống gà trong vòng 3 ngày đầu. Nếu cho gà con ăn sớm sẽ khó tiêu hoá hết noãn hoàng dễ gây nên tình trạng trĩn địt ở gà.

 

– Trong 2 ngày đầu chỉ cho gà con uống nước, ngày thứ 3 có thể cho gà ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như:  tấm, gạo, mè, . . . .v.v và từ ngày thứ 4 trở đi có thể cho gà ăn các loại thức ăn hỗn hợp.

 

 

 

4. Cách cho uống :

– Cho gà uống nước có pha các loại kháng sinh như: Ampicolifort, Tylanvit C hoặc Amoxypen để phòng ngừa các bệnh cho gà như: thương hàn, tụ huyết trùng, E.Coli, CRD, . . . .cho uống thường xuyên, dùng máng úp ngược, để máng trong chuồng ở nhiều nơi và thường xuyên chùi rửa bằng thuốc sát trùng và đem phơi nắng.

B. QUI TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO GÀ:

 

 

 

TT

Ngày tuổi

Phòng bệnh

Phương thức

01

1 – 3

Ngừa bằng kháng sinh như: Ampicolifort hoặc Amoxypen

Cho uống

02

4

Newcastle lần 1

Nhỏ mắt, mũi

03

7

Gumboro lần 1

Cho uống

04

10

Đậu gà

Tiêm xuyên qua da cánh

05

11,12,13

Ngừa cầu trùng

Cho uống

06

15

Cúm gia cầm

Tiêm dưới da cổ hoặc ức

07

21

Newcastle lần 2

Nhỏ mắt, mũi

08

22,23

Ngừa cầu trùng

Cho uống

09

28

Gumboro lần 2

Cho uống

10

42

Tẩy giun

Cho uống

11

60

Newcastle lần 3

Tiêm dưới da

 

 

 

Lưu ý: Thời điểm tiêm phòng tốt nhất là vào lúc chiều mát.

 

 

 

Chúc bà con chăn nuôi thành công!.

Nguồn: Chi cục BVTV Bến Tre

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *