Cá lóc là loài thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân hiện nay. Sau đây là những chia sẻ về kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm đúng chuẩn.
Hiện nay, cá lóc là loài có giá trị kinh tế rất cao nên được chăn nuôi rất nhiều khắp các vùng trên cả nước. Đặc biệt là ở những vùng miền Đông Bằng Sông Cửu Long, Đồng Nam Bộ để cải thiện đời sống. Hãy cùng channuoi.edu.vn tìm hiểu ngay kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm trong bài viết sau đây nhé!
Đặc điểm sinh học của cá lóc cần biết
Cá lóc hay còn gọi là cá quả, cá chuối được nuôi nhiều khu vực miền Nam. Loài cá này rất dễ nuôi, nhanh lớn và mang lại nguồn lợi nhuận vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, với mật độ thâm canh quá cao, dịch bệnh xảy ra nhiều và môi trường ô nhiễm khiến việc chăm sóc càng khó khăn. Vậy nên, việc hiểu rõ về đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm là điều cần thiết.
Xem thêm bài viết: Chia sẻ kỹ thuật nuôi trùn quế hiệu quả số 1 hiện nay.
Thường cá lóc thích sinh sống ở những nơi nước đục và có nhiều rong rêu. Nó cũng sống được trong các ao tù bởi có cơ quan hấp phụ. Cá quả là loài cá dữ thường tiêu thụ các thức ăn như công trùng, nòng nọc, tôm, cá,… Đến khi sinh sản cá quả có thể đẻ 5 lần/ năm tập trung vào từ tháng 4 đến 8.
Những kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm đơn giản
Hiện nay, nghề nuôi cá quả phổ biến nhiều trong ao, bể,… hai môi trường đều có thế mạnh và nhược điểm riêng. Vậy nên tùy theo từng điều kiện cơ sở, tài chính của gia đình mà bạn có thể áp dụng mô hình sao cho phù hợp nhất. Sau đây là kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm chuẩn mà bạn có thể tham khảo:
Chuẩn bị ao nuôi
Nên chọn ao có diện tích từ khoảng 500 – 1000m2 với độ sâu khoảng 2 – 3m. Tránh các những ao quá rộng bởi nó sẽ không thích hợp cho việc chăm sóc, quản lý sức khỏe cá cũng như cản trở quá trình thu hoạch. Bên cạnh đó khi chọn ao nuôi cá lóc bạn cũng nên dựa theo từng điều kiện gồm có:
- Nơi cấp và thoát nước tách biệt nhau.
- Hạn chế để cây cối xung quanh bờ.
- Nguồn cấp nước vào ao phải chủ động và đảm bảo chất lượng.
- Gần với đường giao thông để giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển.
Khử trùng ao kỹ lưỡng
Tiếp theo, trong kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm bạn cần tiến hành cải tạo khu vực ao như sau:
Diệt tạp trùng ao nuôi rất quan trọng giúp phòng tránh dịch bệnh cho cá sau này. Vậy nên, bạn cần tẩy và dọn ao thật kỹ trước khi thả cá. Quá trình này cần phải thực hiện nghiêm túc và cẩn thận không được qua loa. Theo đó, hãy gạn sạch nước trong ao, tát cạn bùn đáy và loại bỏ cá tạp.
Tiếp tục sử dụng nước vôi CaCO3 khoảng từ 7 đến 10kg/100m2 và phơi ao liên tiếp trong 2 đến 3 ngày. Sau đấy tiếp tục cấp nước vào bên trong ao thông qua lưới lọc, diệt khuẩn trong môi trường ao. Trước khi thả cá bạn cần phải kiểm tra các yếu tố về lượng nước. Những yêu cầu chất lượng đạt chuẩn trước khi thả giống như sau:
- Về độ trong: Khoảng 30 đến 40cm.
- Nhiệt độ của nước đạt chuẩn: Từ 26 đến 32 độ C.
- Độ pH yêu cầu: Từ 6.5 đến 8.0 và mức tốt nhất là 7.0 đến 7.5.
- Hàm lượng oxy: Nhiều hơn hoặc bằng 4,0mg/l.
- Hàm lượng NH3: Lớn hơn hoặc bằng 0.1mg/l.
Kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm cách chọn con giống
Khi thả cá bạn cần lựa chọn con giống theo những tiêu chuẩn cơ bản như sau:
- Cá phải đạt cỡ đồng đều như nhau và trong khoảng size tù 1.6 đến 2.5g/con hoặc 400 – 600 con/kg.
- Chọn những chú cá ở đầu trên, khỏe mạnh để cá phát triển nhanh hơn.
- Cá có nguồn gốc rõ ràng và nên chọn ở những nơi cung cấp con giống uy tín.
- Cá khỏe, không dị tật, bơi lội linh hoạt, cơ thể sáng bóng.
Mật độ thả
Theo kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm mức độ hợp lý nhất như sau:
- Mô hình ao nuôi: Khoảng 80 – 100 con/m2.
- Đối với mô hình nuôi ao vèo (ao quây): Tầm 200 – 250 con/m2.
Thời điểm thả cá quả
Thời gian tốt nhất để thả cá được đánh giá là vào tầm từ 7 đến 10 giờ sáng. Tuyệt đối không nên xả vào buổi chiều xế hay những lúc trời nắng. Bởi nó khiến cá rất dễ yếu và thậm chí có thể chết.
Cách cho ăn
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất thức ăn nuôi thủy sản giúp cho việc nuôi cá lóc thuận lợi hơn. Điều này dễ dàng hơn rất nhiều so với thời điểm ban đầu trước đây. Bên cạnh đó, loại thực phẩm nuôi này còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi không phải dùng cá mồi tạp. Mặt khác giúp giảm thiểu chi phí nhân công và chủ động hơn trong quá trình chăn nuôi.
Tuy nhiên, theo kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm để đảm bảo đủ chất bạn vẫn nên bổ sung thêm thức ăn tươi sống. Thời gian cho ăn hàng ngày vào buổi sáng và chiều mát là tốt nhất. Với cá trên 10g cho ăn từ 10 đến 12% khối lượng, cá 11 đến 100g lượng ăn 5 đến 10% so với trọng lượng và cá trên 100g cho ăn thức ăn từ 3 đến 5% khối lượng bản thân cá.
Ngoài ra, khẩu phần ăn sẽ phụ thuộc theo điều kiện môi trường, thời điểm và tình hình dịch bệnh. Nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe cá để tránh không cho ăn nhiều hoặc ít. Thay nước định kỳ khoảng 2 đến 3 ngày và bổ sung thêm men tiêu hóa, khoáng chất, vitamin để cá khỏe mạnh.
Vừa rồi là chia sẻ về kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm. Mong rằng đã giúp bạn có kiến thức hữu ích để chăm sóc loại thủy sản này. Việc chọn con giống chất lượng đầu vào rất quan trọng nên bạn cần chú ý ngay từ bước này nhé!