Kỹ thuật nuôi cheo cheo đang là thông tin được nhiều người tìm hiểu hiện nay, Để thành công với mô hình nuôi cheo cheo thì bà con đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Cheo cheo là một loại động vật nằm trong danh sách những động vật quý hiếm của nước ta. Nhưng trong thời gian gần đây, mô hình nuôi cheo cheo đã được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ nhờ giá trị kinh tết cao. Chính vì vậy mà kỹ thuật nuôi cheo cheo đã trở thành thông tin được nhiều bà con quan tâm. Để giúp các bạn có thể thu được lợi nhuận kinh tế từ cheo cheo thì channuoi xin bật mí những cách nuôi cheo cheo hiệu quả dưới đây.
Xem thêm bài viết: Chia sẻ kỹ thuật nuôi lươn tại nhà giúp lươn nhanh lớn.
Đôi nét về đặc điểm của cheo cheo
Trước khi tìm hiểu về kỹ thuật nuôi cheo cheo thì bà con cần phải nắm được những đặc tính sinh học của loại động vật này. Theo đó, cheo cheo hay còn gọi là cheo, là động vật thuộc bộ guốc chẵn.
Đặc điểm của cheo cheo là đầu nhỏ, mõm thon và chân mảnh với thân hình chắc nịch. Hầu hết các loài cheo đều có mắt lớn, lỗ mũi dạng khe, đôi tai vừa phải được phủ một lông tương đối mỏng. Lưng của cheo nhô cao về phía sau giúp cho việc di chuyển qua các khu vực rừng rậm dễ dàng hơn.
Kích thước của cheo cheo rất nhỏ, chỉ khoảng từ 40 – 80cm và có trọng lượng từ 1,5 đến 10kg, nhỏ bé hơn khá nhiều so với các loài móng guốc khác như ngựa, hươu, nai rừng.
Về tập tính, cheo cheo là loài khá nhút nhát, môi trường sống của chúng là những khu rừng khô ráo, có nhiều bụi cây rậm rạp để lẩn trốn. Do vậy mà trong khu vực nuôi bà con phải tạo những hang hoặc làm nơi trú ẩn cho chúng.
Những kỹ thuật nuôi cheo cheo quan trọng cần biết
Do tình trạng suy giảm nghiêm trọng nên mô hình nuôi cheo cheo đã được phát triển với mục đích bảo tồn, nhân giống. Tuy nhiên, người nuôi cần phải tuân thủ theo những kỹ thuật nuôi cheo cheo sau đây để mang lại hiệu quả tốt nhất:
Chuẩn bị chuồng nuôi cheo cheo
Chuồng nuôi chính là một trong những yếu tố cần chú ý khi nuôi cheo cheo. Theo kỹ thuật nuôi cheo cheo thì bạn nên xây dựng chuồng nuôi cheo cheo ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại và gần với môi trường tự nhiên nhất.
Bà con có thể trồng các tán cây che mát, lùm cỏ cho cheo cheo ẩn nấp hoặc tốt nhất là nên trồng các loại cây ăn quả để tạo điều kiện cho chúng vận động và đồng thời có nguồn thức ăn tự nhiên cho chúng.
Kỹ thuật nuôi cheo cheo chính xác là nên chia chuồng nuôi cheo cheo thành ô nhỏ và dùng phần sân ngoài trời làm khu phơi nắng. Lưu ý là hạn chế dọn sạch các vật sắc nhọn có thể gây tổn thương cheo cheo và cần đảm bảo chuồng luôn khô ráo, tránh ẩm ướt để hạn chế tình trạng ẩm mốc, vi khuẩn gây bệnh.
Thức ăn, nước uống cho cheo cheo
Thức ăn chính của cheo cheo là lá cây, cỏ tươi, rau củ quả và một số loại côn trùng và chúng có thể ăn cả vào ban ngày và ban đêm, nhưng phổ biến nhất vẫn là vào ban đêm. Khi chuẩn bị thức ăn cho cheo cheo thì bạn cần chuẩn bị các loại rau củ quả hoặc các loại hạt tự nhiên.
Kỹ thuật nuôi cheo cheo trong việc chuẩn bị thức ăn đó là phải rửa sạch để ráo nước hoặc thái nhỏ ra. Lưu ý là bạn phải chọn rau củ còn tươi, không bị sâu bệnh nếu không thì cheo cheo sẽ không ăn.
Đặc biệt, chế độ ăn của cheo cheo cũng cần thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, nhất là vào thời kỳ sinh sản thì bà con cần bổ sung thêm các loại quả, hạt có nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, có thể thêm muối khoáng hoặc bột canxi vào khẩu phần ăn của cheo cheo để đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, người nuôi cũng cần phải đảm bảo nước uống của cheo cheo phải sạch, được thay mới hàng ngày. Đây là kỹ thuật nuôi cheo cheo quan trọng mà các bạn cần phải đặc biệt chú ý.
Vệ sinh chuồng nuôi cheo cheo
Để phòng ngừa nguy cơ phát sinh dịch bệnh thì bà con phải đặc biệt tuân theo kỹ thuật nuôi cheo cheo này. Cụ thể là nên vệ sinh sạch sẽ khu vực chuồng trại nuôi cheo cheo, như: dọn phân, thức ăn thừa, đặc biệt là phải vệ sinh kỹ là các máng ăn, máng nước uống của cheo.
Nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường thì phải tiêu độc, khử khuẩn ngay lập tức, tránh bệnh lây lan và khó kiểm soát. Thông thường, chuồng nuôi cần được phun thuốc khử khuẩn hoặc thực hiện các biện pháp vệ sinh ít nhất 3 tháng một lần và quét dọn sạch sẽ mỗi ngày.
Kỹ thuật chăm sóc cheo cheo
Một trong những kỹ thuật nuôi cheo cheo mà bà con cần chú ý đó là phải thường xuyên quan sát cheo, nếu thấy dấu hiệu bất thường như biếng ăn, lông xù, hoặc di chuyển chậm thì phải tách riêng và liên hệ thú y. Bên cạnh đó, khi cheo cheo mang thai thì phải chuẩn bị chuồng riêng để cheo cheo sinh con.
Cheo cheo là loại động vật hoang dã và muốn nuôi cheo cheo thành công thì người nông dân cần phải trang bị những kiến thức cần thiết về đặc tính của chúng. Vậy nên mong rằng những kỹ thuật nuôi cheo cheo được cung cấp trên bài sẽ giúp cho các bạn có thể thành công và làm giàu nhanh chóng với mô hình nuôi động vật đặc biệt này.