Chồn hiện nay là loại vật mang lại giá trị kinh tế cao nên được nuôi khá phổ biến. Sử dụng kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp là cách tối ưu lợi nhuận một cách hiệu quả.

Như chúng ta đều biết chồn là loại động vật hoang dã trong tự nhiên. Nó được sử dụng như một loại đặc sản thơm ngon với đặc trưng thịt ngọt và mềm. Với nguồn gốc tự nhiên nên nhu cầu sử dụng cao giúp đầu ra của chồn khá ổn định. Sau đây hãy cùng channuoi.edu.vn tìm hiểu kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp để tối ưu lợi nhuận nhé!

Kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp qua cách chăm sóc

Trong quá trình chăn nuôi sẽ trải qua các giai đoạn là ăn uống và sinh sản. Mỗi một giai đoạn sẽ đòi hỏi chế độ nuôi dưỡng khác nhau mà bạn đều phải lưu ý để tránh con giống bị chết. Cụ thể:

Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn yêu thích của chồn trong tự nhiên chính là mối, chim, chuột, kiến hay kể cả là rắn, nhông,… Một số loại quả khác có trong thực đơn của cầy như chuối, mít, đu đủ, rễ cây,… Vậy nên, khi nuôi bạn có thể sử dụng những đồ nêu trên để cho chúng ăn.

Kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp
Kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Trùn quế sinh khối là gì?

Khi chăm sóc bạn cũng có thể thay đổi thêm bằng cơm, thịt, cá đã chế biến sẵn. Đối với chồn mới ở ngoài tự nhiên sẽ rất nhát nên cần có thời gian tập ăn. Điều này phải diễn ra kiên trì và liên tục từ 5 đến 10 ngày nó mới quen.

Theo kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp trước tiên, bạn nên để cầy đói trong khoảng từ 2 đến 3 ngày. Tiếp theo đến ngày thứ 3 cho chúng ăn chuối chín bóc vỏ cả quả khoảng 1-2 quả/bữa/con trộn cùng với cháo thêm đường nấu nhuyễn. Buổi tối chỉ cho cầy ăn như vậy khoảng 4-5 bữa liên tiếp đến khi nó quen. Khi cầy hợp tác hãy bổ sung cháo đường trước còn hoa quả bổ sung vào sau.

Để tăng khối lượng nhanh hơn bạn cần tập cho nó ăn cháo ninh nhừ có thịt tôm, cá, heo, mèo, chó,… Đồng thời bổ sung bổ sung thêm vitamin tổng hợp, cám gà, B.complex,… Bữa ăn nên tập trung vào buổi tối nhiều hơn so với buổi sáng.

Kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp trong giai đoạn sinh sản

Trong quá trình sinh trưởng khi cầy bắt động dục thường con đực sẽ có mùi hương còn con cái sẽ cắn phá chuồng. Lúc này bạn có thể chính thức cho chúng ghép đôi với nhau. Tuy nhiên, hãy quan sát quá trình giao phối để tách ra ngay sau khi kết thúc để tránh chúng không cắn nhau. Khi mang thai chồn mẹ thường trong vòng từ 58 đến 62 ngày.

Kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp
Chăm sóc kỹ chồn trong giai đoạn sinh sản

Trong trường hợp chồn đẻ nhiều bạn nên tách ra từng cặp để cho bú luân phiên và liên tục. Khoảng tầm 1 tuần sau mới nhốt chúng chung trở lại với nhau. Tuy nhiên, trước thời gian đẻ tầm khoảng 1 tháng hãy bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho chồn mẹ như vitamin tổng hợp, B.complex,… 

Sau khi sinh nên thường xuyên bổ sung nước cho con chồn mẹ. Chồn con được 35 ngày tuổi là có thể sử dụng như thức ăn bình thường của cầy trưởng thành.

Chuồng trại

Theo kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp bên cạnh việc cho ăn vừa đủ bạn cũng nên tránh cho ăn thức ăn ôi thiu. Hàng ngày cần phải dọn vệ sinh chuồng và phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt mầm bệnh cũng như đảm bảo nơi nhốt luôn sạch sẽ và thoáng mát. Phân và nước tiểu nên thải ra ngoài hệ thống cống rãnh. Thường xuyên vệ sinh nơi nuôi để giúp cầy phát triển tốt, sinh sản nhiều cũng như bệnh tật nhiều.

Kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp qua lựa chọn con chồn giống

Kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp
Chọn con giống kỹ lưỡng

Trong cách nuôi chồn chi phí thấp để tránh rủi ro bạn cần chú ý khi lựa giống ngay từ đầu. Cụ thể:

  • Để có những chú chồn khỏe mạnh bạn nên chọn những giống có nguồn gốc rõ ràng. Với con mẹ phải mắn đẻ và có khả năng nuôi con tốt. Bên cạnh đó nên chọn những khỏe mạnh, không bệnh, không dị tật và nhanh nhẹn.
  • Nếu nhận diện qua bề ngoài bạn nên quan sát lông phải mượt óng, mắt hơi lồi, mùi tinh nhanh. Con làm cái phải có vú phát triển bình thường không bị khuyết tật, còn con đực tinh hoàn lộ rõ phía sau mông.
  • Theo kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp bạn nên ưu tiên lựa chọn những chú chồn đạt từ 8 tháng tuổi trở nên đạt cân nặng từ 1 đến 1,5kg. Lúc này việc nuôi sẽ đơn giản hơn và có thể sinh sản sẽ tốt hơn. Không nên mua con quá nhỏ sẽ khó nuôi, kén ăn và khó thích nghi dễ bị chết.
  • Nuôi mật độ 1 đực và 1 cái tránh quá nhiều con cái dẫn đến tỷ lệ phối giống thấp và hiệu quả sảnh sinh kém.
  • Lựa chọn vận chuyển con giống vào ban ngày bởi đây là lúc cầy ngủ nên ít phá chuồng.

Kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp phòng và trị bệnh

Có thể nói việc phòng và trị bệnh chính là khâu quan trọng nhất trong quá trình nuôi cầy. Mặc dù bản chất của chồn khá khỏe mạnh và ít bệnh tật nhưng chúng cũng dễ mẫn cảm với thức ăn mới. Do đó bạn nên phòng bệnh bằng cách trộn thuốc kháng sinh vào đồ ăn.

Kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp
Kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp luôn phòng bệnh

Ngoài ra, chồn cũng dễ mắc bệnh cầu trùng tức là phân lẫn cả máu như các loại gia súc khác. Biểu hiện thường thấy là sốt cao và phân đi lỏng có màu vàng. Lúc này hãy sử dụng các loại thuốc thú y đặc trị theo hướng dẫn liều lượng phù hợp nhất.

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Mong rằng đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích để quá trình chăm sóc cầy. Như vậy, đây là con giống mang lại lợi nhuận và không tốn nhiều phí nuôi mà bạn nên tham khảo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *