Trên thực tế con trùn còn gọi là giun quế mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế. Việc nuôi áp dụng kỹ thuật nuôi trùn quế sẽ giúp tăng hiệu quả và đơn giản.
Giun quế hay còn gọi là trùn quế giúp chuyển đổi chất hữu cơ, hay phân chuồng thành phân bón giàu dinh dưỡng cho cây trồng. Dù mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp nhưng hiện nay các mô hình nuôi giun quế vẫn chưa phổ biến. Trong bài viết này hãy cùng channuoi tìm hiểu kỹ thuật nuôi trùn quế đúng và hiệu quả nhất nhé.
Vì sao cần nuôi trùn quế?
Trước khi học được kỹ thuật nuôi trùn quế bạn cần nắm được những lợi ích mà điều này mang lại. Về cơ bản, giun quế là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng chủ yếu được dùng trong chăn nuôi. Nó giúp tăng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần tiêu thụ thức ăn của gia súc, gia cầm.
Xem thêm: Mách bạn kỹ thuật nuôi chồn chi phí thấp nhất 2025.
Bên cạnh đó, nuôi giun cũng mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau. Cụ thể:
- Để làm nguồn thức ăn nuôi gia súc, gia cầm, các loại hải sản.
- Dùng làm phân bón giàu dinh dưỡng cho cây trồng.
- Được dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại phân trùn quế cao cấp.
- Để tận dụng được nguồn rác hữu cơ trong quá trình chế biến thực phẩm. Giúp làm sạch môi trường và nâng cao nguồn thu nhập.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trùn quế chi tiết
Việc nuôi giun quế cũng khá đơn giản mà không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật. Hơn nữa, bạn còn có thể tận dụng từ nguồn thức ăn sẵn có mà vốn đầu tư rất thấp. Sau đây, các bạn có thể tham khảo kỹ thuật nuôi trùn quế để đạt được hiệu quả cao nhất.
Những dụng cụ cần chuẩn bị
- Gáo múc thức ăn: Bạn có thể dùng ca múc nước bằng nhựa loại có cán khoảng 1 hoặc 2 lít. Tận dụng mũ bảo hiểm lao động từ nhựa, bát nhựa,… đều được nhưng cần kèm theo cán tre dài khoảng 1 – 1.5m.
- Chuẩn bị thùng tưới: Dùng các loại thùng có vòi hoa sen như thùng để tưới rau hàng ngày. Nếu như không có thùng bạn có thể tưới nước qua sàn rổ.
- Tấm che phủ: Thường được dùng bằng chiếu cói, bao tải đay là tốt nhất. Bởi đặc điểm của giun quế là ưa tối và ẩm chúng cũng thường kết đôi trên bề mặt luống. Do vậy bạn cần dùng tấm phủ vừa phải để tạo bóng tối để giúp trùn liên tục lên luống, sinh sản và ăn để tăng năng suất nuôi. Mặt khác nó còn có tác dụng để giữ cho luống luôn ẩm.
- Chĩa 6 răng: Đây là dụng cụ được sử dụng để xới, chăm sóc và thu hoạch giun quế. Tránh dùng những dụng cụ khác bởi có thể khiến cho trùn bị thương.
Yêu cầu chuồng nuôi và nguồn nước theo kỹ thuật nuôi trùn quế
Đối với nơi ở của giun quế có một số yêu cầu bạn cần đáp ứng như sau:
- Chuồng phải thoáng, mát, không có ánh sáng chiếu trực tiếp, không bị ngập úng, có nước tưới, sạch và trung tính.
- Cần có khả năng thoát nước và thoát nhiệt tốt.
- Đảm bảo được những điều kiện về độ ẩm, mức nhiệt.
- Nên có những biện pháp ngăn ngừa thiên địch thâm nhập vào như cóc, nhái, kiến,…
- Hố, thùng hoặc bể nuôi trùng quế phải có mái che để tránh mưa, nắng.
- Vào buổi tối nên bố trí thêm đèn sáng nhất là những lúc trời mưa gió để giun không bò đi nơi khác.
Về nguồn nước theo kỹ thuật nuôi trùn quế bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nếu nuôi trùn tại gia đình bạn nên dùng nước máy cần trữ và phơi thêm để bay bớt hơi clo.
- Đảm bảo nước không bị nhiễm mặn, phèn, nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm vôi,…
- Không nên sử dụng nước quá lạnh hoặc dùng vòi phun quá mạnh để tưới ẩm trực tiếp. Điều này sẽ khiến trùn dễ chết, sợ chui xuống đáy làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và tăng trưởng của chúng.
Kỹ thuật nuôi trùn quế theo từng nơi chăm sóc
Tùy theo từng quy mô và ngân sách mà bạn có thể thiết kế chuồng trại cho phù hợp nhất. Nuôi giun trong hố, bể xây, thùng, hộp chính là các phương pháp đang được ứng dụng hiện nay.
- Hố hoặc luống đất: Chọn nơi cao ráo, hố nuôi có chiều rộng 1 – 1,2m, 0,4 – 0.5m và dài khoảng tầm 2 – 4m tùy từng yêu cầu. Bạn có thể đắp luống cao từ 0.3 – 0.4m, dài 2 – 4m và rộng 1m. Xung quanh quây bằng một trong những vật dụng như ván, gạch, bao bì,… Phía trên luống cần có mái che để đảm bảo không bị ánh sáng chiếu trực tiếp.
- Nuôi trong hộp hoặc thùng xốp: Bạn có thể dùng can nhựa, thùng, chum, chậu, xô,… để nuôi trùn và đặt thành tầng nếu không có diện tích. Tuy nhiên, theo kỹ thuật nuôi trùn quế dù là nuôi trong hộp gì bạn cũng cần đảm bảo giun có chỗ chứa và không làm thay đổi nhiệt độ. Đồng thời chỗ nuôi phải có chỗ thoát nước, không để giun bò ra ngoài.
- Chăn nuôi trùn trong ngăn có bể xây: Cần có mái che mưa, nắng chiều dài rộng có thể tùy theo gian nhà. Tùy theo ô quây mà bạn có thể chọn thả mật độ giun phù hợp từ 3 – 4kg/ m2. Yêu cầu chuồng phải thông thoáng, sạch, thoát nước, được che phủ để tạo bóng mát, độ ẩm và có không khí lưu thông tốt.
Quy trình theo kỹ thuật nuôi trùn quế chi tiết
Các bước nuôi giun quế gồm có:
- Rải đất nền.
- Thả giun giống theo mật độ phù hợp.
- Che phủ và tưới ẩm luống, thùng nuôi.
- Cho giun ăn và chăm sóc theo thời gian cho thu hoạch từ 2 – 3 tháng.
Hy vọng với những chia sẻ về kỹ thuật nuôi trùn quế trên đây bạn sẽ nắm được kiến thức nuôi loài động vật này. Với lợi ích kinh tế cao và có vốn đầu tư thấp, giun quế chính là sự lựa chọn hay mà bạn có thể tham khảo. Trân trọng!